CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi:

  • Hội đồng sáng kiến ngành giáo dục Huyện Lộc Ninh

 

Tôi ghi tên dưới đây:

Số TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp

1

 

 

Huỳnh Huệ Ngân

17/07/1991

Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

Giáo viên

 

Đại Học Sư Phạm Mầm Non

 

33,33%

2

Bùi Thị Hồng Thảo

16/4/1984

Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

Giáo viên

 

Cao đẳng Sư Phạm Mầm Non

33,33%

3

Nguyễn Thị Điền

30/12/1980

Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

Hiệu trưởng

Đại học Sư phạm Mầm non

33,33

 

Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Chiếc tủ yêu thương”, ở Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ.

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triền tình cảm xã hội.

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/10/2021

- Mô tả bản chất sáng kiến:

+ Tình trạng giải pháp cho biết

Như chúng ta đã biết: “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, ngôn ngữ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một”. Ngoài việc dạy trẻ học tập, cho trẻ vui chơi, dạy trẻ lễ giáo mỗi giáo viên mầm non chúng tôi còn chăm lo cho trẻ nhỏ từng miếng ăn giấc ngủ hằng ngày ở trên lớp, chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ…

Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ, nơi chúng Tôi công tác nằm trên địa bàn xã Lộc Khánh, Lộc Khánh là xã khó khăn, Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 60%, trong  quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp Chồi 1, Lớp Lá 2 nói riêng và tất cả các học sinh trong nhà trường qua quá trình đi sâu đi sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đa số trẻ em trong nhà trường có hoàn cảnh khác nhau. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, có những trẻ được sinh ra trong gia đình khá giả, có đầy đủ cơm ăn áo mặc nhưng cũng có không ít trẻ sống trong gia đình khó khăn, thiếu thốn, cha mẹ lo kiếm ăn hằng ngày mà không có thời gian chăm sóc, quan tâm, một số cháu đến lớp với vỏn vẹn 1-2 bộ quần áo thay đổi, thậm chí còn không được nguyên vẹn, rất cũ... Trẻ đi học không có đủ quần áo, dép đến lớp, và cũng chẳng bao giờ được bố mẹ mua cho một món đồ chơi; Qua quá trình giao tiếp, chia sẻ với một số phụ huynh, họ đã nói với 1 nỗi niềm “Gia đình Tôi phải chạy ăn từng bữa, tiền ăn ở trường lo cho hai, ba đứa con còn vất vả thì làm sao có tiền mua quần áo đẹp và đồ chơi cho con”. Chứng kiến những đứa trẻ thiếu thốn về vật chất trong thời buổi hiện nay, và với thực tại rằng có rất nhiều người khá giả mua cho con nhiều đồ, khi bé mặc chật rồi cũng không biết để làm gì, chẳng biết cho ai, và cũng có rất nhiều người muốn cho quần áo cũ nhưng không biết làm thế nào để đưa cho các bé có hoàn cảnh khó khăn.

Và chúng tôi đã thấy những ý nghĩa lớn lao về “tủ quần áo từ thiện” được miễn phí đang lan tỏa nhiều nơi, đây là việc làm mang ý nghĩa thiết thực, của ít lòng nhiều, ý tưởng muốn gom nhặt yêu thương, san sẻ những yêu thương và mong muốn được lan tỏa vào trường Mầm non nói chung và Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ nói riêng, từ đó giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào bậc học tiếp theo. Giáo dục cho trẻ biết yêu thương đùm bọc, biết chia sẻ với các bạn khác -những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn; là nơi “gom nhặt yêu thương”, “lá lành đùm lá rách”.

Chúng tôi luôn mong muốn tất cả những điều tốt đẹp đến với trẻ em bởi lẻ trường mầm non chính là ngôi nhà thứ hai của trẻ, nơi có những tình yêu thương, nơi trẻ được yêu thương và học cách yêu thương, sẻ chia.

Từ trước tới nay trường chúng tôi luôn quan tâm tới trẻ em khó khăn trong trường bằng những việc làm thiết thực như phối hợp công đoàn - chi đoàn phát quà tết cho trẻ em nghèo, giảm học phí, hỗ trợ suất ăn đối với trẻ thự sự khó khăn.... Tuy nhiên các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn còn thiếu thốn rất nhiều thứ như quần áo, đồ chơi...Chính vì vậy để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người thừa và người cần, và với những ý nghĩa thiết thực. Phối hợp địa phương, hội CMHS trường  và xin ý kiến chi bộ nhà trường, chúng tôi đã tiến hành thực hiện và đưa vào hoạt động, cùng trẻ hoạt động với “Chiếc tủ yêu thương” từ chính thực tế nhận thấy những hoàn cảnh của trẻ ở trường mình.

          + Mục đích của sáng kiến

          - Đối với trẻ và giáo viên:

    “Chiếc tủ yêu thương” mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, vừa sẻ chia, giúp đỡ được những trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn, vừa giáo dục cho trẻ biết yêu thương đùm bọc, lòng bao dung và nhân ái. Với thông điệp “yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi”, dạy cho trẻ có thêm kỹ năng sống hoạt động thiện nguyện cùng cô, góp phần giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ, sự chia sẻ yêu thương thông qua “Chiếc tủ yêu thương” sẽ góp phần giúp hoàn thiện nhân cách cho trẻ mầm non

Trẻ được cô dạy cẩn thận xếp từng món quần áo, phân loại theo hướng dẫn và cùng cô mang quần áo ra tận nơi, mang xếp ngay ngắn vào tủ kính, để dành tặng cho bạn bè có hoàn cảnh khó khăn. Trẻ sẽ được trực tiếp tham gia vào công việc với “chiếc tủ yêu thương”, từ khâu đóng góp quần áo, đồ dùng đến khâu phân loại, xếp quần áo, quản lý tủ đồ... Điều này sẽ giúp trẻ thấy mình thực sự là một phần của “Chiếc tủ” và lan tỏa “yêu thương”, tự nhận ra vai trò và nhiệm vụ của mình và thực hiện nó một cách nghiêm túc, chỉnh chu.

         Giáo viên linh hoạt, khéo léo và sáng tạo để làm ra “Chiếc tủ yêu thương” đẹp sử dụng vào hoạt động tham quan, hoạt động xã hội, mang lại hiệu quả cao. Giáo viên sẽ truyền tải thông điệp ý nghĩa của chiếc tủ đến với trẻ, đồng thời mỗi ngày tổ chức những hoạt động liên quan để lôi kéo trẻ vào cùng tham gia.

Trẻ hứng thú, tích cực, tham gia hoạt động với tủ quần áo, thể hiện bản thân khi chơi cùng với các bạn đáp ứng được việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm.

          - Đối với phụ huynh:

          Phụ huynh của của các cháu có hoàn cảnh khó khăn sẽ cảm thấy vơi đi một phần nào nỗi lo về con mình không có đủ quần áo, đồ dùng đến trường. Niềm vui, phấn khởi sẽ hiện rõ trên khuôn mặt của các cha mẹ khi thấy con mình được chỉnh chu, quần áo sạch tinh tươm, đồ dùng đủ khi đến lớp cùng bao bạn nhỏ khác.

          + Nội dung sáng kiến

          Trong nội dung sáng kiến này, chúng tôi xin trình bày cách thực hiện “Chiếc tủ yêu thương”

  1. Xác định vị trí đặt tủ

 Trường chúng Tôi với đặt thù đang xây dựng, đã đưa vào hoạt động 4 phòng học lầu năm 2021, đang xây dựng thêm 3 phòng học dưới lầu và khu hiệu bộ trên lầu chưa hoàn thành. Quan sát chúng tôi nhận thấy ở ngay góc cạnh nhà xe của  GV-NV trong trường rất phù hợp với vị trí “Góc sẻ chia” để đặt “chiếc tủ yêu thương” vì ở vị trí này phụ huynh và trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy, từ đó ai thừa đến ủng hộ và ai cần thì cũng thuận tiện để lấy.

  1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

         Có thể tận dụng gỗ từ chiếc kệ cặp đã hỏng hoặc thùng bìa cattong, hoặc kính, khung nhôm… Ở đây chúng tôi tận dụng chiếc tủ để đồ dùng dư của Lớp Lá 2

 

 

 

 

 

 

 

 Hình 1: Chiếc tủ hoàn thiện đặt tại chân cầu thang nhà trường

  1. Tiến hành trang trí “Chiếc tủ yêu thương”

           Sau khi đo diện tích tủ thấy hợp lý vừa vặn đặt ngay góc cạnh nhà xe của  GV-NV trong trường, tôi nhờ anh bảo vệ mang chiếc tủ đến, lau chùi sạch sẽ, hoàn thiện sau đó sử dụng nỉ cắt và trang trí thêm dòng chữ “Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi” như một  thông điệp yêu thương của tủ quần áo từ thiện truyền đến với mọi người.

Trang trí thêm biển hiệu cho chiếc tủ với tên “Chiếc tủ yêu thương”, kèm dòng chữ “Ai có, xin để lại, ai cần xin đến lấy”

Hình2: ảnh biển hiệu của “Chiếc tủ yêu thương

           Khi đến lấy quần áo tại tủ yêu thương này, mọi người sẽ nhìn thấy thông điệp, phải tuân thủ quy định như  khi đến lấy vui lòng gấp đồ gọn gàng. Và chúng tôi còn để lại số điện thoại để cho những ai có nhu cầu muốn quyên góp liên hệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3: ảnh “Góc sẻ chia” kèm thông tin số điện thoại cần để quyên góp

  1.  Tiến hành thực hiện “Chiếc tủ yêu thương”  

           Để “Chiếc tủ yêu thương” được hoạt động một cách có hiệu quả nhất, đầu tiên trong các cuộc họp chi bộ nhà trường, họp công đoàn, họp chi đoàn chúng tôi bày tỏ quan điểm về việc thực hiện chiếc tủ đến tập thể Đảng viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên. Và thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm của nhà trường chúng tôi truyền tải thông điệp yêu thương này tới quý phụ huynh với mong muốn mong quý phụ huynh “của ít lòng nhiều” cùng san sẻ những yêu thương nhỏ bé đến các trẻ có hoàn cảnh khó khăn

           Thông qua các giờ đón, trả trẻ, giáo viên các lớp truyền thông điệp yêu thương này đến với các bậc phụ huynh có con em đang theo học tại trường với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà tuy nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người.

           Chúng tôi phối hợp với BCH công đoàn kêu gọi những tấm lòng nhân ái của các cô giáo, quý bậc phụ huynh tham gia quyên góp, hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho các em nghéo khó khăn trong trường nói riêng và trẻ em nghèo các nơi trong địa bàn xã Lộc Khánh nói chung. Đồng thời nhờ giáo viên các lớp thông báo rộng rãi đến các bậc phụ huynh, các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hãy đến với “Chiếc tủ yêu thương” tại “Góc sẻ chia” để “ai thừa đến cho, ai thiếu đến nhận” những hiện vật như quần áo, giày dép, mũ, sách vở, đồ dùng học tập…(mới hoặc cũ, sạch sẽ, còn sử dụng được).         

           Khi đưa vào sử dụng - giáo viên các lớp thông báo với các bậc phụ huynh về mô hình “Chiếc tủ yêu thương” của “góc sẻ chia” chúng tôi đã làm, vận động phụ huynh nếu có đồ cũ con mặc chật hoặc không dùng đến, những đồ chơi, đồ dùng học tập…(mới hoặc cũ, sạch sẽ, còn sử dụng được)  thì mang tới ủng hộ  những bé có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường. Đồng thời, đối với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên các lớp cũng khéo léo gợi ý cho phụ huynh đến lựa chọn những quần áo, đồ dùng cần thiết, phù hợp cho con em mình sử dụng hoặc cô giáo có thể giúp bé chọn những món đồ phù hợp...

           Trong giờ chơi tự do, chơi ngoài trời, chơi hoạt động theo ý thích hoặc khi có Phụ huynh và trẻ đem đồ đến ủng hộ, cô có thể dắt các cháu đến tham quan, gấp lại quần áo, sắp xếp đồ đạc cho ngay ngắn, gọn gàng. Giáo viên hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ lên các ngăn, gấp từng bộ với nhau sau đó xếp lên tủ cho gọn gàng, xếp thành từng chồng, từng hàng. Phân loại, sắp xếp quần áo, đồ chơi, đồ dùng phục vụ học tập riêng và bỏ vào từng ngăn tủ. Đồng thời giáo viên giáo dục, khuyến khích trẻ biết chia sẻ với các bạn khác trong trường, hay những bạn có hoàn cảnh khó khăn mà trẻ gặp. Từ những việc làm đó hình thành cho trẻ thái độ tích cực, ham thích việc sắp xếp đồ dùng, biết sử dụng đồ dùng cẩn thận để khi không sử dụng nữa sẽ mang đến ủng hộ “Chiếc tủ yêu thương”,  tích cực tham gia và hiểu ý nghĩa của hoạt động “thiện nguyện”. Chính trẻ sẽ là những người “ủng hộ” hoặc “cần được chia sẻ”, và tất cả trẻ sẽ cảm nhận được ý nghĩa nhân văn trong hoạt động mình tham gia

Hình 2: Hình ảnh các bé cùng đóng góp, sắp xếp tủ áo yêu thương

Hình 3: Ảnh chụp phụ huynh tới ủ ng hộ đồ cho tủ áo yêu thương

 

    
  

 

Hình 4: Ảnh chụp phụ huynh tới nhận đồ ở tủ từ thiện

Hình 5: Ảnh chụp cô dẫn trẻ tới và hướng dẫn trẻ hoạt động với tủ từ thiện

Ngoài ra, với mong muốn không chỉ những yêu thương được gom nhặt trong phạm vi nhà trường mà chúng tôi muốn lan tỏa yêu thương này đến tất cả mọi người trong địa bàn xã, trong chính những yêu thương từ những người xa lạ: - Với cương vị là Ban giám hiệu nhà trường- người cùng thực hiện ý tưởng, sáng kiến “Chiếc tủ yêu thương”, Tôi đã tham mưu và đưa ra ý kiến thông qua các cuộc họp tại Ủy ban xã, đã ý kiến, nhắn nhủ với lãnh đạo xã, với hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên xã cùng kêu gọi những đóng góp, giúp cho các em học sinh trong nhà trường một phần nào đó được sưởi ấm bằng những tấm lòng vàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 6: Hình ảnh hội liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi đóng góp cho tủ áo yêu thương

 

    


         Trong nhà trường chúng tôi liên hệ cô bí thư chi đoàn Phan Thị Bích Hằng cùng giúp đỡ, báo cáo Đoàn xã Lộc Khánh để bí thư Đoàn xã những ý kiến, kêu gọi đóng góp từ những nhà hảo tâm từ vật chất đến tinh thần.

 

Hình 7: Hình  ảnh BT đoàn xã: Trần Thị Thủy Tiên đã vận động đóng góp cho chiếc tủ yêu thương

Mặt khác, các Giáo viên-nhân viên trong nhà trường vận động được nhiều quần áo từ người thân trong gia đình của mình, ủng hộ, gom nhặt yêu thương, với mong muốn một chút nhỏ bé có thể mang lại niềm vui cho những trẻ em khó khăn

* Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

       Sáng kiến mang lại hiệu quả cao hầu như các trẻ có hoàn cảnh khó khăn đã có đủ quần áo để mặc, trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động

       Trong những ngày nghĩ dài do dịch Covid và trẻ đến trường với những bộ quần áo rất chỉnh chu, có đủ đồ dùng đủ để học tập.

       Trẻ rất tích cực tham gia hoạt động, hình thành tình yêu thương, ngôn ngữ được phát triển.

       Đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ, đáp ứng kịp thời những cái mà trẻ chưa được khám phá, góp phần giáo dục phát triển tình cảm xã hội, tạo điều kiện cho trẻ học hỏi thông qua hoạt động gấp và sắp xếp đồ, đáp ứng nhu cầu dạy học lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục tình yêu thương, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.

Sáng kiến đã được hội đồng khoa học nhà trường công nhận và phổ biến cho các giáo viên trong trường cùng nhau thực hiện.                                   

Sáng kiến này có khả năng áp dụng rộng rãi không chỉ tại trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ  mà có thể áp dụng với các trường Mầm non trong Huyện

* Những thông tin cần được bảo mật ( Nếu có): Không

* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối rộng rãi, thoáng mát.

Tận dụng các đồ dùng, vật liệu đã qua sử dụng của các lớp để tiết kiệm kinh phí.

Áp dụng trong các hoạt động góc, tham quan, chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo.

       - Chi phí hoàn thiện: 150.000đ (trong đó 60.000đ công thợ nhôm kính sửa cách của bị bung nhẹ, 90.000đ mua đồ trang trí)

  * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến

       Sáng kiến mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, hiệu quả cao hầu như các trẻ có hoàn cảnh khó khăn đã có đủ quần áo để mặc, đồ dùng, dụng cụ học tập…trong mùa dịch, trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động.

       Đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ, đáp ứng kịp thời những cái mà trẻ chưa được khám phá, góp phần giáo dục phát triển tình cảm xã hội, tạo điều kiện cho trẻ học hỏi thông qua hoạt động gấp và sắp xếp đồ, hoạt động cùng bạn, giao lưu với bạn… dạy cho trẻ có thêm kỹ năng sống, hoạt động thiện nguyện cùng cô,  hình thành tình yêu thương, ngôn ngữ được phát triển, đáp ứng nhu cầu dạy học lấy trẻ làm trung tâm hiện nay.

       Tấc cả giáo viên, tổ chuyên môn, các bậc phụ huynh đã phối hợp giúp đỡ chúng tôi thực hiện “Chiếc tủ yêu thương” nơi đong dầy tình yêu thương, đoàn kết, giúp gắn kết tình cảm.

       “Chiếc tủ yêu thương” có thể sử dụng lâu dài, chi phí ít, không chiếm nhiều diện tích và dễ dàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác, và hơn nữa nó đáp ứng kịp thời những thiếu thốn của trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Giúp trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, ngôn ngữ là một trong năm mặt phát triển cần đạt được ở trẻ.

          Phụ huynh nhìn vào trường, lớp sẽ thấy được sự yêu thương, “lá lành đùm lá rách”. Hơn nữa hằng ngày phụ huynh thấy được sự quan tâm của trường, của các cô, sẽ tạo ra được sự tin tưởng, hy vọng và có những đánh giá cao về ngành giáo dục mầm non. Phụ huynh sẽ hài lòng và có niềm tin ở giáo viên. Qua đó tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:

+ Đánh giá của cô Nguyễn Thị Kim Chung - Giáo viên lớp Lá 1, Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                                        Xác nhận của người đánh giá

                                                                                                 

                                                                        Nguyễn Thị Kim Chung

          + Đánh giá của cô Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Giáo viên lớp Mầm 1, Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                                        Xác nhận của người đánh giá

                                                                                               

 

                                                                         Nguyễn Thị Mỹ Hằng

+ Đánh giá của cô Vương Thị Hồng - Giáo viên lớp Chồi 2, Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………    

                                                                        Xác nhận của người đánh giá

                                                                                                 

                                                                              Vương Thị Hồng

+ Đánh giá của cô Nguyễn Thị Minh Thơ - Giáo viên lớp Mầm 1, Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………                        

                                                                        Xác nhận của người đánh giá

                                                                                                

                                                                           Nguyễn Thị Minh Thơ

+ Đánh giá của Tổ Chuyên Môn Trường MG Tuổi Thơ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                                        Xác nhận của tổ chuyên môn

                                                                                                 Tổ phó                          

 

                                                                             Nguyễn Thị Kim Chung

+ Đánh giá của Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

      Xác nhận của BGH

Hiệu Trưởng

 

     

                                 

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

STT

Họ và tên

Năm sinh

Nơi công tác

Chức

danh

Trình độ

chuyên

môn

Nội dung công việc hỗ trợ

1

Nguyễn Thị Kim Chung

1994

Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

Giáo

viên

lớp Lá 1

Cao Đẳng sư phạm Mầm Non

Tham gia áp dụng sáng kiến

2

Nguyễn Thị Mỹ Hằng

1992

Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

Giáo viên lớp Lá 2

 

Đại học sư phạm Mầm Non

Tham gia áp dụng sáng kiến

3

Vương Thị Hồng

1994

Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

GV lớp Mầm 1

Cao Đẳng sư phạm Mầm Non

Tham gia áp dụng sáng kiến

4

Nguyễn Thị Minh Thơ

1985

Trường Mẫu Giáo Tuổi Thơ

GV lớp Mầm 1

Trung cấp sư phạm Mầm Non

Tham gia áp dụng sáng kiến

 

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lộc Khánh, ngày 06 tháng 04 năm 2022

                                                                                         Người viết

 

 

 

                                                       Nguyễn Thị Điền            Huỳnh Huệ Ngân                                                                                               Bùi Thị Hồng Thảo